Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Hoàn Cầu: Việt Nam tăng khả năng răn đe, đối phó xung đột trên biển

VietTimes -- Việt Nam đang không ngừng tăng cường khả năng hoạt động kinh tế trên biển, khả năng tuần tra trên biển, khả năng đối phó xung đột trên biển... gây chú ý với dư luận Trung Quốc.


Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard của Hải quân Việt Nam, mua của Nga. Ảnh: Kaixian.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 9/12 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tư Trấn Đào, người chuyên nghiên cứu về Việt Nam, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc. Sau đây là nội dung cơ bản của bài viết:
Hải quân Việt Nam sẽ nhận được tàu hộ vệ Gepard mới tiếp theo của Nga trước cuối năm 2017. Có quan điểm cho rằng đây là một phần trong các nỗ lực bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Việt Nam.

Nhưng theo Hoàn Cầu, sử dụng vũ lực ở Biển Đông hoàn toàn không nằm trong phạm vi cân nhắc của Việt Nam, bởi vì phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh vẫn là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam.

Mục đích hiện đại hóa quân đội của Việt Nam là để tăng cường khả năng phòng vệ, tập kích và chiến đấu lâu dài, hình thành khả năng răn đe có hiệu quả đối với kẻ thù, từ đó duy trì sự ổn định cơ bản của tình hình Biển Đông.

Trên cơ sở đó, nỗ lực nâng cao các khả năng hoạt động trên biển, lấy biện pháp "phi quân sự" để tạo được ưu thế tương đối trên biển, củng cố và mở rộng lợi ích ở Biển Đông mới là ý định thực sự của Việt Nam.

Một là năng lực hoạt động kinh tế trên biển. Trên phương diện tăng cường khả năng nghề cá đại dương, Việt Nam đã hạ quyết tâm rất lớn. Trước đây, tàu cá Việt Nam có trọng tải nhỏ, động cơ yếu, trang bị kém, khả năng vươn xa không đủ, gặp khó khăn khi hoạt động trên Biển Đông.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam thông qua khuyến khích chính sách, trợ cấp tài chính và hỗ trợ trang bị, kỹ thuật để giúp đỡ ngư đân. Dưới sự giúp đỡ của chính phủ, ngày càng nhiều tàu cá đã trang bị thiết bị thông tin vệ tinh, đã nâng cao khả năng hoạt động liên tục và chống chọi với sóng gió, năng lực hoạt động ở biển xa tăng mạnh, không chỉ có thể thường xuyên xuất hiện ở vùng biển gần, mà còn có thể vươn tới các vùng biển xa hơn để hoạt động.

Những năm gần đây, những vụ va chạm, xung đột thường xuyên liên quan đến tàu cá giữa Việt Nam với Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng phần nào phản ánh được khả năng hoạt động trên biển của tàu cá Việt Nam đã được tăng cường...

Ngoài ra, Việt Nam rất quan tâm đến xây dựng khả năng hoạt động kinh tế biển trên các phương diện khác. Tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, muốn thông qua mua sắm hoặc nhập khẩu công nghệ, chế tạo nhiều hơn các tàu khảo sát khoa học biển, tàu thi công công trình biển để triển khai hoạt động trên biển có hiệu quả hơn.

Hai là khả năng tuần tra trên biển. Những năm gần đây, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và hải quân Việt Nam không chỉ tiếp nhận một số tàu tuần tra của các nước như Mỹ, Nhật Bản, mà còn nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, tự chế tạo tàu tuần tra để tăng cường khả năng tuần tra trên biển.

Gần đây, hải quân Việt Nam còn trang bị tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn ở biển xa. Tàu này có tốc độ nhanh, khả năng chống sóng gió mạnh, thiết bị thông tin và y tế tiên tiến, có chức năng tuần tra biển xa, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu và vận tải tiên tiến.


Ngày 25/5/2017, Mỹ chuyển giao tàu tuần tra USCGC Morgenthau lớp Hamilton cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây dựng các trạm y tế trên các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa, đã trang bị tàu cứu hộ y tế. Việt Nam đang thông qua một loạt biện pháp, tích cực xây dựng hệ thống tuần tra, bảo vệ các hoạt động trên biển, nỗ lực thực hiện được mục đích "ra biển được bảo vệ, gặp nguy hiểm được cứu giúp, bị thương và có bệnh là được chữa trị" cho ngư dân, các tổ chức và cá nhân khác khi tiến hành hoạt động trên biển.

Ba là khả năng xung đột "phi vũ trang". Hiện nay, Việt Nam một mặt chú trọng bảo vệ sự ổn định của Biển Đông, "hết sức tránh các loạt xung đột vũ trang có thể xảy ra", mặt khác lại đang không ngừng nâng cao khả năng xung đột "phi vũ trang".

Năm 2012, Việt Nam từng có kế hoạch nâng cấp, cải tạo quy mô lớn tàu cá ở khu vực miền trung và miền nam, cải tạo những tàu gỗ có điều kiện thành tàu vỏ thép. Dựa vào quan điểm của một số người ở Việt Nam, tàu cá sau khi được nâng cấp và cải tạo sẽ "nâng cao có hiệu quả khả năng chống đâm va".

Những năm gần đây, khi chế tạo tàu mới, các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đặc biệt chú trọng thiết kế khả năng đối phó với các cuộc xung đột, đối đầu của các loại tàu, khả năng "chống đâm va" của một số tàu mới được tăng cường.

Theo Viettimes.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét